Vốn cố định

Là gì

Một doanh nghiệp phải hiểu rõ vốn cố định là gì và mức khấu hao (còn gọi là CFC); vốn cố định đóng vai trò quyết định trong sản xuất và ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của công ty. Vốn cố định bao gồm tài sản dài hạn và các khoản đầu tư của công ty để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Những tài sản này, chẳng hạn như máy móc, các công trình hoặc đất đai dự định được sử dụng trong thời gian dài và thường không ở dạng tiền mặt.

Bài viết này sẽ chỉ ra tầm quan trọng của vốn cố định đối với một doanh nghiệp và sự khác biệt so với vốn lưu động.

Vậy vốn cố định là gì?

meaning-of-fixed-capital
Vốn cố định là các khoản đầu tư dài hạn vào tài sản mà công ty sẽ sử dụng. Ngược lại, vốn lưu động bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn vào các hoạt động hàng ngày.

Vốn cố định rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi đầu tư vào công nghệ và thiết bị. Khoản đầu tư vào vốn cố định đòi hỏi vốn trả trước lớn và có thể có tính thanh khoản thấp.

Đầu tư vốn cố định có tác động phổ quát tới nền kinh tế, gia tăng năng suất và tạo thêm việc làm. Cần cân nhắc về tác động lâu dài của các khoản đầu tư này, bao gồm cả tiến bộ công nghệ và biến động thị trường. Các công ty cũng có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ thay thế, và chính phủ có thể hỗ trợ thông qua các ưu đãi thuế và cơ sở hạ tầng.

Nói gắn gọn, vốn cố định là các cơ sở vật chất của công ty, được sử dụng trong sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thực hiện công việc. Đó có thể là thiết bị, dụng cụ, ô tô, các công trình, các giá trị vật chất và phẩm chất con người.

Tìm hiểu về vốn cố định

Vốn cố định bao gồm các khoản đầu tư dài hạn của các công ty, cá nhân và chính phủ để mua và sử dụng tài sản trong thời gian dài. Đầu tư vào vốn cố định nhằm tạo ra lợi tức đầu tư dài hạn thông qua sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Vốn cố định là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển và thành công, giúp họ đầu tư vào công nghệ và thiết bị cần thiết để duy trì vị thếcạnh tranh. Ví dụ, một công ty sản xuất có thể đầu tư vào máy móc mới hoặc tự động hóa để cải thiện quy trình sản xuất, giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Khoản đầu tư này cũng góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cho phép công ty cung cấp các sản phẩm chất lượng cao hơn với giá thấp hơn.

Đầu tư vào vốn cố định cũng có tác động lớn đến nền kinh tế nói chung. Ví dụ, đầu tư vào vốn cố định nhiều hơn có thể gia tăng năng suất, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, hình thức đầu tư này cũng tạo ra việc làm mới và thúc đẩy nền kinh tế địa phương trong trường hợp các công ty mua hàng hóa và dịch vụ từ các nhà cung cấp tại địa phương đó.

Tuy nhiên, cần cân nhắc các tác động dài hạn của khoản đầu tư vào vốn cố định, đặc biệt là trong thời đại công nghệ đột phá và biến động thị trường. Ví dụ, một công ty đầu tư vào một loại máy móc cụ thể có thể nhận ra rằng họ cần cập nhật công nghệ đó hoặc nhu cầu thị trường đối với sản phẩm thay đổi, điều này dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh và giảm lợi nhuận.

Ví dụ về vốn cố định

examples-of-fixed-capital
Hãy cùng phân tích câu chuyện về Kishore, một thanh niên Ấn Độ đã mua chịu một con trâu và một chiếc xe gỗ. Vốn cố định của Kishora là gì? Đó là con trâu và chiếc xe gỗ. Còn vốn lưu động là tiền Kishore bán sữa và vận chuyển hàng hóa trên chiếc xe gỗ (sau khi trừ chi phí sinh hoạt).

Một câu chuyện khác về Mishrilal, người muốn sản xuất đường thốt nốt. Để sản xuất đường, anh cần một chiếc máy ép mía. Vốn cố định của Mishrilal là gì? Đó là một chiếc máy để sản xuất hàng hóa, còn vốn lưu động là số tiền Mishrilal mua mía và thanh toán tiền điện để vận hành máy móc.

Sự khác biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động?

Vốn cố định thường trái ngược với vốn lưu động ở chỗ các khoản đầu tư ngắn hạn thông qua hoạt động hàng ngày như mua nguyên liệu thô và hàng tồn kho. Mặc dù vốn lưu động giúp doanh nghiệp hoạt động, nhưng vốn cố định lại là động lực chính để tăng trưởng dài hạn và tăng năng lực cạnh tranh.

Những yêu cầu về vốn cố định

Lượng vốn cố định cần thiết cho một doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố:

  1. Loại hình kinh doanh. Yêu cầu về vốn cố định là khác nhau ở các doanh nghiệp, có doanh nghiệp nhiều, có doanh nghiệp ít. Ví dụ, các công ty trong lĩnh vực sản xuất thường yêu cầu nhiều vốn cố định hơn so với lĩnh vực dịch vụ.
  2. Quy mô doanh nghiệp. Quy mô cũng có ảnh hưởng đến vốn cố định bắt buộc. Các công ty lớn cần số vốn cố định cao hơn vì họ phải đầu tư vào nhiều tài sản quan trọng hơn, chẳng hạn như máy móc và thiết bị, để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.
  3. Quy trình sản xuất. Quy trình sản xuất là một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu vốn cố định. Các doanh nghiệp cần quy trình sản xuất phổ quát sẽ cần đầu tư lớn vào vốn cố định để đầu tư vào máy móc và thiết bị chuyên dụng, ví dụ trong ngành xây dựng hoặc năng lượng.
  4. Cường độ sử dụng vốn. Cường độ sử dụng vốn là tỷ lệ vốn cố định trên lao động sử dụng vào quá trình sản xuất. Doanh nghiệp có cường độ sử dụng vốn càng cao thì càng đầu tư nhiều vốn cố định vào máy móc và thiết bị chuyên dụng.
  5. Mở rộng trong tương lai. Các công ty cũng phải tính đến việc mở rộng trong tương lai khi xác định các yêu cầu về vốn cố định. Nếu công ty có kế hoạch mở rộng hoạt động vận hành, họ sẽ cần thêm vốn cố định giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh.
  6. Công nghệ. Công nghệ cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới vốn cố định. Các công ty sử dụng công nghệ càng hiện đại sẽ cần đầu tư càng nhiều vốn cố định cho máy móc và thiết bị chuyên dụng.
  7. Lựa chọn tài chính. Các lựa chọn tài chính khả dụng của một công ty cũng đóng một vai trò ảnh hưởng đến vốn cố định. Các công ty có nhiều lựa chọn tài chính như các khoản vay ngân hàng hoặc vốn đầu tư để có thể đầu tư nhiều hơn vào vốn cố định.
  8. Điều kiện thị trường. Điều kiện thị trường cũng ảnh hưởng đến các yêu cầu về vốn cố định. Trong một thị trường tăng trưởng tốt, các công ty có thể sở hữu tài nguyên dồi dào hơn để đầu tư vào vốn cố định. Khi thị trường suy yếu, các công ty sẽ có xu hướng giảm đầu tư vào vốn cố định và thay vào đó tập trung vào việc bảo toàn các tài nguyên vốn có.

Khấu hao vốn cố định

Tài sản cố định luôn có sự khấu hao, tức là giá trị của tài sản bị giảm theo thời gian do hao mòn, lỗi thời hoặc các yếu tố khác.

Sự khấu hao phản ánh sự suy giảm giá trị của tài sản và mang lại góc nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty. Trong báo cáo tài chính của công ty, khấu hao được coi như một khoản chi phí làm giảm giá trị tài sản và giá trị ròng của công ty.

Tính thanh khoản của vốn cố định

Các công ty cần phải tiếp cận các khoản tiền một cách nhanh chóng để thực hiện nghĩa vụ của họ. Nhưng vốn cố định khó chuyển đổi thành tiền mặt nên ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty.

Thanh khoản là khả năng một tài sản có thể được bán hoặc chuyển đổi thành tiền mặt một cách dễ dàng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị. Tài sản cố định thường có tính thanh khoản thấp hơn các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu hoặc tiền mặt. Khi có nhu cầu đột xuất về tiền, việc bán hoặc chuyển những tài sản này thành tiền mặt là một thách thức.

Tuy nhiên, một số loại vốn cố định như bất động sản có tính thanh khoản tương đối cao hơn các tài sản khác, chẳng hạn như máy móc hạng nặng. Đó là vì bất động sản có thể được bán hoặc cho thuê tương đối nhanh, giúp tạo ra dòng tiền. Ngược lại, máy móc và thiết bị sản xuất cần nhiều thời gian và nguồn lực để bán và bị mất giá trị do khấu hao.

Câu hỏi thường gặp

faq
Tìm hiểu thêm về một số sắc thái liên quan đến vốn cố định.

Vốn cố định trong hệ thống sản xuất là gì?

Vốn cố định là tất cả các khoản đầu tư vào tài sản dài hạn của một doanh nghiệp. Những tài sản này được sử dụng nhiều lần, hầu hết phục vụ cho quá trình sản xuất. Ví dụ, thiết bị sản xuất hàng hóa được tính là một tài sản cố định.

Khấu hao vốn cố định là gì?

Khấu hao vốn cố định là việc một tài sản cố định bị giảm giá trị vốn có (chẳng hạn như công trình, máy móc hoặc thiết bị) do hao mòn, cũ hoặc lỗi thời sau một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, thiết bị sản xuất hàng hóa để lâu sẽ bị hao mòn và hỏng hóc. Sự khấu hao thể hiện chi phí sử dụng một tài sản cố định trong quá trình sản xuất và được khấu trừ khỏi tổng sản lượng để tính ra sản lượng ròng.

Vốn cố định của đối tác là gí?

Vốn cố định của đối tác là khoản đầu tư của họ trong quan hệ kinh doanh, được đầu tư vào tài sản dài hạn, như các công trình, thiết bị và máy móc. Đây là các khoản đầu tư dài hạn của một đối tác trong hoạt động kinh doanh, không có tính thanh khoản và thường khó chuyển đổi thành tiền mặt.

Tài khoản vốn cố định trong mối quan hệ đối tác là gì?

Tài khoản vốn cố định của doanh nghiệp bao gồm hai tài khoản riêng biệt liên quan đến các giao dịch khác nhau liên quan đến vốn của đối tác. Cụ thể, hai tài khoản được thiết lập cho mỗi đối tác: tài khoản vốn và tài khoản vãng lai.

Tài khoản vốn được sử dụng để ghi nhận vốn của đối tác. Tài khoản vãng lai bao gồm tất cả các giao dịch của đối tác: tiền lương, hoa hồng, rút tiền, v.v.

Tạo lập vốn cố định gộp là gì?

Tạo lập vốn cố định gộp (GFCF) bao gồm các khoản đầu tư của các nhà sản xuất trừ đi các khoản thanh lý tài sản cố định trong một khoảng thời gian xác định. Tài sản cố định bao gồm các sản phẩm hữu hình hoặc vô hình, được tái sử dụng nhiều lần hoặc liên tục trong hơn một năm.

Kết luận

Bài viết này đã giúp bạn hiểu thế nào là mức khấu hao vốn cố định, còn được gọi là CFC, và tại sao doanh nghiệp cần quản lý tài nguyên này một cách thông minh. Các ví dụ minh họa cho phương pháp vốn cố định đã được mô tả chi tiết, dễ hiểu ngay cả với học sinh lớp 9 và lớp 12.

Vốn cố định là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn và năng lực cạnh tranh. Dù doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới hay chính phủ muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng, thì việc đầu tưvào vốn cố định là việc cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

Alex có hơn 9 năm kinh nghiệm trong thị trường tài chính. Ông đã làm việc với nhiều công ty tài chính khác nhau trên toàn cầu và có chuyên môn về phân tích cơ bản và kỹ thuật. Alex đã hoàn thành nhiều vai trò khác nhau trong 9 năm kinh nghiệm của mình và từng làm cố vấn đầu tư, nhà phân tích tài chính, nhân viên quản lý rủi ro, quản lý kế hoạch tài chính, và tuân thủ và nhân viên kiểm soát nội bộ.

Rate author
Online Investment
Add a comment